Những câu hỏi liên quan
nguyen bao nam
Xem chi tiết
ha xuan duong
27 tháng 10 2023 lúc 22:35

Theo em, việc kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư học đạo của học sinh trường ta hiện nay có một số điểm cần được nhận xét. Trước hết, em nhận thấy rằng một số học sinh hiện nay không đủ nhạy bén và nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc kế thừa và phát huy truyền thống này. Có thể do sự ảnh hưởng của môi trường xã hội hiện đại, nhiều học sinh không đặt trọng tâm vào việc tôn trọng và biết ơn người thầy, không có ý thức học tập và cống hiến như truyền thống yêu cầu. Thứ hai, việc kế thừa và phát huy truyền thống này cần sự hỗ trợ và định hướng từ phía gia đình và xã hội. Gia đình và xã hội cần tạo ra một môi trường thích hợp để học sinh có thể hiểu và trân trọng giá trị của việc học tập và tôn sư học đạo. Đồng thời, cần có sự đồng lòng và hỗ trợ từ phía các nhà trường và giáo viên để thực hiện các hoạt động và chương trình giáo dục nhằm kế thừa và phát huy truyền thống này. Cuối cùng, việc kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư học đạo cần được thực hiện một cách linh hoạt và phù hợp với thực tế hiện nay. Truyền thống không nên trở thành gò bó và cản trở sự phát triển của học sinh. Thay vào đó, nó nên được hiểu và áp dụng một cách linh hoạt và sáng tạo, để đáp ứng các yêu cầu và thách thức của thời đại mới. Tóm lại, việc kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư học đạo của học sinh trường ta hiện nay cần được nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan. Đồng thời, cần có sự hỗ trợ và định hướng từ phía gia đình, xã hội, và nhà trường để thực hiện một cách linh hoạt và phù hợp với thực tế hiện nay.

Bình luận (0)
Hoàng Lan
Xem chi tiết
Khánh
Xem chi tiết
hongngoc2k9
Xem chi tiết
Dinh Quang Vinh
15 tháng 12 2021 lúc 19:49

câu 2

 

Vì đây là những truyền thống có giá trịu về tinh thần, vô cùng quý giá ,

góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

Những truyền thống đó còn nói lên nét văn hóa, bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam.

 
Bình luận (0)
PRIDE FF
Xem chi tiết
bạn nhỏ
17 tháng 1 2022 lúc 18:47

Tham khảo:
Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? – Tích cực tham gia những lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian. Đi thăm quan các di tích lịch sử, tưởng nhớ công ơn của cha mẹ. – Luôn đoàn kết, yêu thương nhau giữa anh em bạn bè.

Bình luận (0)
ʚℌ๏àйǥ Pɦúςɞ‏
17 tháng 1 2022 lúc 18:52

Tham khảo:
Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? – Tích cực tham gia những lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian. Đi thăm quan các di tích lịch sử, tưởng nhớ công ơn của cha mẹ. – Luôn đoàn kết, yêu thương nhau giữa anh em bạn bè.

Bình luận (0)
đỗ ngọc ánh
Xem chi tiết
minhduc
18 tháng 10 2017 lúc 4:35

Có thể nói hành vi bạo lực của giới trẻ không còn là hiện tượng đơn lẻ, bùng phát trong những môi trường xã hội đặc biệt. Nó như một xu hướng hành động đã lan ra nhiều nhóm xã hội (kể cả thành niên và vị thành niên, nam giới hay nữ giới) .
Nó đã xảy ra ở cả những nơi được coi là môi trường lý tưởng cho sự hình thành nhân cách của con người là gia đình và nhà trường, trong nhóm bạn bè. Khi con người xem thường giá trị của lòng nhân ái, ranh giới giữa hành vi lệch lạc và tội ác chỉ là hình thức… 

Thời gian này, dư luận xôn xao vụ nữ sinh đánh nhau ngay trên đường phố. Người ta cho rằng đây là biểu hiện của sự suy thoái nghiêm trọng về phẩm chất đạo đức và lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên trong xã hội. Bởi vì hành vi bạo lực này không xảy ra tỏng xã hội đen, giữa các băng đảng tội phạm hay ở những thanh niên hư hỏng sống lang thang trên đường phố, thoát ly sự giáo dục của gia đình và nhà trường mà xảy ra ngay trong các nhóm học sinh đang đi học và được hưởng sự chăm sóc và dạy dỗ của cả gia đình và trường học. Điều đáng ngạc nhiên là những người tham gia vào các hành vi bạo hành này đều là nữ sinh mà dư luận xưa nay thường chỉ coi họ là nạn nhân của bạn hành trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại hơn cả lại chính là thái độ dửng dưng vô cảm của chính các học sinh có mặt và không tham dự các hành vi bạo lực được coi là nghiêm trọng này. Các học sinh này không chỉ đứng xem mà còn đánh hội đồng rồi quay phim, phát lên mạng để mọi người có thể cùng xem như một trò giải trí. Đó là một cách thể hiện mình bằng hành vi bạo lực cùng với một bản sắc vừa mang tính tập thể, vừa mang tính cá nhân và phi nhân tính. 

Người ta thắc mắc những hiện tượng suy thoái đạo đức nghiêm trọng lại xuất hiện ở thời điểm mà sự phổ cập của giáo dục và truyền thông đại chúng trong xã hội đạt những thành tựu như hiện nay. Nguyên nhân là vai trò của các định chế xã hội có liên hệ trực tiếp tới sự giáo dục hay cái nôi hình thành nhân cách của tuổi học sinh (gia đình và nhà trường)? Cũng không ít người quy nguyên nhân cho kinh tế thị trường, cho thời kỳ hội nhập và các phương tiện truyền thông đại chúng. 

Trong khi các bậc phụ huynh và các thày cô giáo được quy trách nhiệm trước tiên đối với sự suy thoái hay rối loạn nhân cách của trẻ em và học sinh, thì sự suy thoái của đạo đức xã hội dẫn tới sự chệch hướng trong giáo dục gia đình và nhà trường lại chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo.
Việc cha mẹ học sinh chạy theo sức hút của tiền bạc, không còn thì giờ để chăm sóc dạy dỗ con cái cho thấy họ đã đề cao các giá trị vật chất hơn là các giá trị tinh thần con người. Hơn nữa các hình thức giáo dục của gia đình hiện nay vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của mô hình gia đình gia trưởng truyền thống và quan niệm nho giáo về trật tự gia đình và xã hội. Nho giáo không thừa nhận quyền tự do bình đẳng giữa con cái với cha mẹ, nên không tạo ra được những cơ hội để cho các bậc cha mẹ có thể hiểu được những suy nghĩ của con em mình. Mặt khác, chính quyền lực gia trưởng trong gia đình truyền thống thường áp đặt ý chí của nó đối với các thành viên trong gia đình bằng bạo lực (giữa chồng và vợ, của cha mẹ với con cái, của các anh chị với các em…). Hành vi bạo lực ở đây không chỉ là sự xâm phạm thân xác con người mà còn là sự áp đặt cách suy nghĩ, cách sống của người nắm quyền lực đối với những thành viên khác trong gia đình. Tình trạng phổ biến của bạo lực trong gia đình hiện nay rõ ràng là một kinh nghiệm xấu cho các em học sinh chưa đến tuổi trưởng thành khi quan niệm về các quy tắc ứng xử trong gia đình và xã hội. 

Trong nhà trường, gần như toàn bộ thời gian vật chất chỉ dành cho việc dạy chữ và học chữ mà chưa thực sự chú ý dạy và bồi dưỡng nhân cách cho học sinh. Những bài học về đạo đức ở nhà trường thường khô khan và trừu tượng nên khó vận dụng vào các quan hệ trong gia đình, nhà trường và xã hội. Hơn nữa, trật tự xã hội trong nhà trường cũng không tạo ra sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh. Thậm chí các quan hệ xã hội trong nhà trường, giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên và học sinh gần đây cũng có những biểu hiện tiêu cực. Các hành vi bạo lực đã được truyền thông phản ánh cũng gây ra sự e ngại trong mối quan hệ giữa học sinh và nhà trường. Khi các quan hệ xã hội trong nhà trường lỏng lẻo, vai trò xã hội hóa của nó cũng trở nên giảm sút. 

Qua những phỏng vấn và thông tin về vụ việc này, chúng ta có thể yên tâm vì những phản ứng tích cực từ phía các học sinh trong cuộc, các phụ huynh và nhà trường có liên quan. Song có lẽ chúng ta chưa thể an tâm vì logic của những quá trình xã hội dẫn đến sự kiện này dường như vẫn chưa được lưu ý tới. Khi gia đình và nhà trường chỉ chú ý đến kết quả học tập mà chưa chú ý đến sự giáo dục nhân cách của học sinh thì chúng ta vẫn sẽ còn phải ngạc nhiên và đau xót vì những hành vi bạo hành như thế vẫn sẽ xảy ra. Vả chăng, còn có các không gian xã hội nằm bên ngoài các thiết chế gia đình, nhà trường và đoàn thể đang ngày càng mở rộng và thu hút ngày càng đông thanh thiếu niên hiện nay như các nhóm bạn bè mà chúng ta chưa thể tích hợp chúng vào trong bất cứ tổ chức xã hội nào, quá trình xã hội hóa thanh thiếu niên và học sinh sẽ vẫn còn có những bất cập hay sai sót.

Các truyền thống đó đang ngày 1 mất đi .( nhưng còn truyền thống ''đoàn kết'' )
Bình luận (0)
đỗ ngọc ánh
18 tháng 10 2017 lúc 12:42

cái này làm y như một bài báo.

Bình luận (0)
Đặng Thanh Thủy
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Thu Thủy
1 tháng 2 2016 lúc 9:49

         Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao, tục ngữ thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, ví dụ như: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Không thầy đố mày làm nên ; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Theo quan niệm của Nho giáo thì vị trí người thầy được đề cao chỉ sau vua và trên cả cha mẹ (quân, SƯ; phụ). Truyền thống tôn sư trọng đạo ngày nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy, tuy hình thức đã cổ nhiều thay đổi.

 

          Vậy thế nào là tôn sư trọng đạo? Tôn là tôn vinh, kính trọng; sư là thầy, là người làm nghề dạy học; trọng là coi trọng, đề cao; đạo là đạo học, là đạo đức, lễ nghĩa. Dân tộc Việt Nam nghèo nhưng có tinh thần hiếu học. Tổ tiên chúng ta thuở trước đã có nhận thức rất đúng đắn rằng: Ngọc bất trác bất thành khí; Nhân bất học bất tri lí (Ngọc không mài không sáng, người không học thì không biết thế nào là lí lẽ phải, trái, đúng, sai). Vì thế muốn nên người thì phải học hành chữ nghĩa và đạo lí thánh hiền. Nhiều nhà nghèo không đủ cơm ăn, áo mặc vẫn cố gắng cho con đi học. Những gương sáng về tinh thần hiếu học nhừ Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Nguyễn Khuyến… mãi mãi lưu truyền hậu thế.

 

          Trên khắp đất nước Việt Nam, có những vùng nổi tiếng là đất học với truyền thống học hành, đỗ đạt qua nhiều đời như Kinh Bắc, Thăng Long, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế… với những dòng họ nổi tiếng đem lại vinh quang cho quê hương, đất nước.

 

          Năm 1070, dưới thời Lý, trung tâm giáo dục lớn nhất đồng thời cũng là trường Đại học đầu tiên của nước ta được thành lập, gọi là Quốc Tử Giám đặt ở kinh đô Thăng Long, là nơi đào tạo ra những nhân tài phục vụ cho các triều đại vua chúa. Đến năm 1236, tức là 10 năm sau khi nhà Trần cầm quyền thay thế nhà Lý, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc Tử Viện, không chỉ dạy dỗ con em vua chúa mà còn mở rộng cho con em các quan trong triều vào học.          Đến năm 1253, các Nho sĩ trong nước cũng được theo học tại đây. Dưới thời Trần, trường học được mở ra khắp nơi để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Mục tiêu giáo dục thời kì này là nhằm đào tạo những người có đủ tài đức theo quan niệm phong kiến để phục vụ cho chính quyền của nhà vua, có tài kinh bang tế thế và chỉ huy chiến đấu bảo vệ đất nước. Truyền thống tôn sư trọng đạo thấm nhuần trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Ngay cả các bậc vua chúa cũng vậy. Nhiều bậc quân vương đã tỏ ra rất trọng thị những người thầy tài cao đức lớn, cung kính vời vào trong cung để dạy dỗ các hoàng tử, công chúa.

 

          Chu Văn An (1292 – 1370) không theo con đường khoa cử đỗ đạt làm quan, mà ở nhà mở trường dạy học. Ông nổi tiếng khắp nước về đức độ và kiến thức uyên bác. Một số học trò của Chu Văn An đã đỗ đạt cao, làm quan đầu triều như Phạm Sư Manh, Lê Quát… nhưng vẫn một lòng kính phục thầy; mỗi lần tới thăm đều cung kính chắp tay lạy tạ thầy. Năm 1325, thầy Chu Văn An được triệu vào cung dạy dỗ các hoàng tử, sau đó nhận chức Tế tửu nhà Thái học, tức Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám. Sau khi ông mất, để tỏ lòng kính trọng và biết ơn, vua Trần Nghệ Tông đã tôn vinh Chu Văn An là quốc sư, ban cho ông tên hiệu là Văn Trinh và thờ ở Văn Miếu.

 

          Dưới thời Lê sơ, triều đình phong kiến có một bước tiến vượt bậc về mặt khuyến khích, tổ chức học tập, thi cử để phát hiện, đào tạo nhân tài. Đến thời Lê Thánh Tông, việc chọn người có học thành mục tiêu của thi cử. Trong một bài chiếu, nhà vua viết: Muốn có nhân tài, trước hết phải chọn người có học Phải chọn người có học thì thi cử là đầu… Ta nói theo chí tiên đế, muốn cầu được hiền tài để thỏa lòng mong đợi. Trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba do tiến sĩ Thân Nhân Trung biên soạn theo sắc dụ của vua Lê Hiển Tông có đoạn khẳng định: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn Hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất. Các vị đỗ tiến sĩ của từng khoa thi được trân trọng khắc tên vào bia đá dựng ở nhà bia Văn Miếu để lưu danh muôn thủa. Thân Nhân Trung giải thích rõ việc dựng bia không phải là chuyện chuộng văn suông, ham tiếng hão mà là một phương thức để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Đó cũng là kế sách thu phục và sử dụng hiền tài lâu dài của các bậc minh quân.

 

          Ngày xưa, nội dung giáo dục trong nhà trường kết hợp chặt chẽ đức dục với trí dục. Việc dạy chữ song song với việc dạy lễ nghĩa, tức là các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội; cách ăn mặc, đi đứng, cư xử đúng mực, đúng phép tắc, luân lí phong kiến. Tiên học lễ, hậu học văn. Bên cạnh đố, nhà trường phong kiến cũng coi trọng việc khơi dậy tinh thần hiếu học và vẽ ra tương lai tươi sáng để khuyến khích, động viên trò học tập, để mai sau trở nên người hữu ích cho gia đình và xã hội. Thái độ hiếu học đó tạo nên truyền thống tôn sư trọng đạo. Ở làng xã ngày xưa, ông đồ, thầy đồ, giáo học… thường được dân chúng tôn trọng và tin tưởng hỏi ý kiến trong mọi việc lớn nhỏ.

 

          Trong thời đại ngày nay, truyền thống giáo dục và truyền thống tôn sư trọng đạo cổ từ ngàn xưa được coi là nền tảng để xây dựng một nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa, vừa giữ được bản sắc dân tộc,- vừa đáp ứng được yêu cẩu cách mạng. Ngành Giáo dục luôn được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển và vai trò của các thầy cô giáo vẫn được đánh giá cao. Nghề dậy học là nghề trồng người để phục vụ lợi ích lâu dài (vì lợi ích trăm năm) của dân tộc, đất nước. Vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng, vì thế mà xã hội tôn vinh nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 hàng năm đều được tổ chức trọng thể, đó cũng là biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo.

 

          Ở tất cả các cấp học, nhà trường vẫn tuân thủ nguyên tắc giáo dục Tiên học lễ, hậu học văn, không chỉ dạy kiến thức toàn diện cho học sinh mà còn dạy đạo đức, dạy đạo lí làm người. Đối với việc nâng cao trình độ học vấn, hình thành nhân cách và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, vai trò của người thầy nhiều khi có tính chất quyết định. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển và xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

 

          Truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta cần được tiếp thu có sáng tạo và phát huy hơn nữa trong giai đoạn lịch sử mới hội nhập với thế giới. Trên con đường học vấn đầy gian nan, thử thách, thầy cô giáo vừa là người dẫn đường chỉ lối, vừa là người bạn đồng hành thân thiết của mỗi chúng ta.

 

Bình luận (0)
Trần Khánh An
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
30 tháng 11 2016 lúc 23:59

- Sức mạnh của việc kết hợp giữa kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc với việc tôn trọng học hỏi và hợp tác quốc tế : là điều kiện thuận lợi cho các quốc gia, dân tộc phát triển . Ngày nay thế giới đang có xu thế như vậy ( 0.5 điểm)
HS phân tích
+ Kế thừa , phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là làm theo, phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp đã được hình thành từ rất lâu đời. Nhờ có việc kế thừa, phát huy truyền thống đó mà chúng ta giữ được bản sắc riêng của mình, không bị đánh mất mình. Thực tế cho thấy những quốc gia dân tộc bỏ qua yếu tố này sẽ dễ dàng bị lệ thuộc. Nứơc ta đã chiến thắng biết bao kẻ thù bởi nhờ có việc kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc như : truyền thống yêu nước, căm thù giặc, yêu hòa bình, yêu tự do, độc lập, đoàn kết, cần cù trong lao động, anh dũng, mưu trí trong chiến đấu....Không nói đâu xa, trước năm 1945 thực dân pháp muốn đồng hoá dân tộc ta, xoá tên nước ta trên bản đồ thế giới . Nhưng tất cả đều bị đánh bại, vẫn còn một Việt Nam máu đỏ, da vàng, cong cong hình chữ S , độc lập , thống nhất, muôn người như một.(HS có thể lấy dẫn chứng thêm) (1 điểm)
+ Tôn trọng, học hỏi, hợp tác quốc tế cũng không thể bỏ qua trên con đường xây dựng nước nhà. Bởi lẽ thế giới có nhiều kinh nghiệm quý báu.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
1 tháng 12 2016 lúc 0:00

- Sức mạnh của việc kết hợp giữa kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc với việc tôn trọng học hỏi và hợp tác quốc tế : là điều kiện thuận lợi cho các quốc gia, dân tộc phát triển . Ngày nay thế giới đang có xu thế như vậy

+ Kế thừa , phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là làm theo, phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp đã được hình thành từ rất lâu đời. Nhờ có việc kế thừa, phát huy truyền thống đó mà chúng ta giữ được bản sắc riêng của mình, không bị đánh mất mình. Thực tế cho thấy những quốc gia dân tộc bỏ qua yếu tố này sẽ dễ dàng bị lệ thuộc. Nứơc ta đã chiến thắng biết bao kẻ thù bởi nhờ có việc kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc như : truyền thống yêu nước, căm thù giặc, yêu hòa bình, yêu tự do, độc lập, đoàn kết, cần cù trong lao động, anh dũng, mưu trí trong chiến đấu....Không nói đâu xa, trước năm 1945 thực dân pháp muốn đồng hoá dân tộc ta, xoá tên nước ta trên bản đồ thế giới . Nhưng tất cả đều bị đánh bại, vẫn còn một Việt Nam máu đỏ, da vàng, cong cong hình chữ S , độc lập , thống nhất, muôn người như một.
+ Tôn trọng, học hỏi, hợp tác quốc tế cũng không thể bỏ qua trên con đường xây dựng nước nhà. Bởi lẽ thế giới có nhiều kinh nghiệm quý báu.

Bình luận (0)
hà minh tiến
Xem chi tiết
lạc lạc
14 tháng 11 2021 lúc 21:07
 1. đây là những truyền thống có giá trịu về tinh thần, vô cùng quý giá , góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. ÙM  , truyền thống hiếu hoc , 1 nắng 2 sương ,.... em cần làm là  Yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo,...tôn trọng và kế thừa truyền thống 

- Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc 

 

 

Bình luận (0)
lạc lạc
14 tháng 11 2021 lúc 21:12

tham khảo

2Vì sao phải bảo vệ hoà bình : Chúng  ta phải bảo vệ hòa bình ngăn chặn chiến tranh vì ko ai bị bỏ lại phía sau ; bị tổn thương và tinh thần và vật chất ; Tất cả mọi người không ai mong muốn sẽ có chiến tranh xảy ra. Việc chiến tranh diễn ra sẽ mất đoàn kết giữa các nước, phá hoại đất nước, nhà cửa, hao tổn nền kinh tế, phá hỏng nhà cửa, của cải, vật chất.

 

Là một học sinh ngoan, có tinh thần yêu nước, yêu hòa bình thì các em học sinh cần thể hiện lòng yêu hòa bình như sau:

Chăm chỉ học tập, học thật tốt để xứng đáng là một học trò chăm ngoan học giỏi

Phải đoàn kết, hòa đồng với bạn bè và mọi người xung quanh mình

Trở thành những công dân có ích cho xã hội, cho đất nước

 

Phải bảo vệ chủ quyền đất nước, dân tộc

Bình luận (0)
hahaha10
20 tháng 7 2023 lúc 15:58

2.hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang,là mối quang hệ hiểu biết,tôn trọng,bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia dân tộc,giữa con người với con người,là khát vọng của toàn nhân loại

b,vệ hòa bình là gìn giữ c.sống x.hội bình yên,dùng đàm phán,thương lượng để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc,tôn giáo và quốc gia,ko để x.ra chiến tranh hay xung đột v.trang

hòa bình mang lại c.sống bình yên,h.phúc cho c.người,góp phần lm giảm đau thương,tan tóc.chết chóc.tạo điều kiện th.lợi để mở rộng quan hệ hợp tác giữa các q.gia, các d.tộc trên tất cả các lĩnh vực

chiến tranh chỉ mang lại đau thương tan tóc, chết chóc, đói nghèo b.tật, gia đình li tán , trẻ e thất học,là thảm họa của nhân loại

4 việc lm

vẻ tranh về chủ đề h.bình, chống chiến tranh

giao lưu vs thanh niên quốc tế

chăm sóc các gia đình có thương binh liệt sĩ,tìm hỉu tác hại của chất độc da cam và quyên góp ủng hộ những gia đình.nạn nhân bị bềnh này

Bình luận (0)